bookmark

(VTC News) - Chất lượng giáo dục như thế nào? Quy chế quản lý nhà trường phải như thế nào? Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước hiệu quả cao chưa? Đó là 3 câu hỏi mà ngành giáo dục chưa thể trả lời.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân phát biểu như vậy tại Hội nghị tổng kết năm học 2008 - 2009 và triển khai nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 khối các trường ĐH, CĐ vừa diễn ra ngày 25/8.

3 câu hỏi mà ngành giáo dục chưa thể trả lời!
Hơn 10 năm, SV tăng gấp 13 lần, nhưng giáo viên chỉ tăng có 3 lần. Ảnh Vietbao

PTT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện nay, nước ta chưa có hệ thống giám sát chất lượng giáo dục. Bộ mới yêu cầu các trường gửi báo cáo tổng kết năm về Bộ nhưng chỉ có 54% các trường gửi, làm sao Bộ có thể đánh giá được chất lượng giáo dục?

Hiện nay, sau hơn 10 năm, từ năm 1987 đến nay, hệ thống các trường ĐH, CĐ đã phát triển gấp 3,7 lần. Từ 101 trường năm 1987 lên 376 trường năm 2009, trong đó, các trường ĐH phát triển 2,4 lần (từ 63 trường lên 150 trường); các trường CĐ phát triển gần 6 lần (từ 38 trường lên 226 trường); số SV tăng 13 lần nhưng số giáo viên chỉ tăng có 3 lần.

Với con số tăng chóng mặt này, cách quản lý tập trung một đầu mối là Bộ GD&ĐT khiến những người có trách nhiệm không nhớ hết tên các trường ĐH, CĐ. PTT Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Nếu một tuần Bộ GD&ĐT đi kiểm tra 2 trường thì phải mất 3 năm chúng ta mới đi hết các trường! Quản lý các trường như vậy liệu có hiệu quả?

Việc sử dụng ngân sách hiệu quả cao chưa? Đến nay, có nơi có thể xem là sử dụng ngân sách hiệu quả, nhưng có nơi chưa. Tổng thể thì Bộ... chịu.

Do vậy, trong hội nghị này, việc tìm ra một giải pháp quản lý các trường ĐH, CĐ như thế nào cho hiệu quả, là một vấn đề đặt ra cấp thiết. Phó Thủ tướng đặt vấn đề, có nên giao cho các tỉnh quản lý các trường ĐH không? Vai trò của địa phương như thế nào? Và 3 năm tới, ngành giáo dục phải đạt được sự chuyển biến có lợi trong quản lý giáo dục, trong đó cần phân cấp giữa quản lý cấp bộ và cấp địa phương; hoàn thiện các văn bản pháp luật và rà soát lại mối quan hệ giữa Hội đồng trường, giáo viên, đảng uỷ...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị này cho rằng, yếu tố quyết định để quản lý nhà nước tốt là ban hành các khuôn khổ pháp luật, các quy định đến thông tư, chủ trương, nghị định... tạo khung pháp lý cho các trường hoạt động, tạo điều kiện cho các trường huy động mọi nguồn lực để phát triển. Cần quy định rõ, các điều kiện cần và đủ của các trường ĐH, CĐ là như thế nào, về giáo viên, hội đồng trường, giáo trình, phương pháp dạy, cơ sở vật chất...

Thứ 2, Bộ cần phải tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, tạo nguồn lực, huy động nguồn lực cho các trường phát triển. Làm sao để các trường tự chủ theo quy định pháp luật. Trước hết là quyết định về con người, tài chính, rồi giáo trình, phương pháp, cấp bằng.

Việc phân cấp quản lý cũng nên rõ ràng, ai là người quản lý và chịu trách nhiệm? Không vì một số hiện tượng, một số sai phạm mà trút tất cả về Bộ. Ngay cả những việc Bộ làm cũng phải công khai minh bạch, ví như phân bổ ngân sách cho các trường, quy chế bảo vệ tiến sĩ, thạc sĩ.... Có như vậy ta mới kiểm soát được chất lượng.

Trong 5 năm tới, dự kiến quy mô đào tạo, số trường ĐH, CĐ tiếp tục tăng, đòi hỏi việc quản lý giáo dục Đại học phải có tính đột phá trong khoảng 3 năm tới. Do vậy, chủ để năm học 2009 - 2010 của khối ĐH, CĐ là "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu".

PV



Quay lại: Nhấn vào đây

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Labels

Lưu trữ blog

Followers

Footer

Chát vui vẻ

Create your own banner at mybannermaker.com!
Copy this code to your website to display this banner!
Create your own banner at mybannermaker.com!

Traffic Source